Sâu đục thân là một trong những loại côn trùng gây hại cực kỳ khó xử lý trên cây trồng bởi sống ký sinh bên trong thân của cây, rất khó để diệt trừ khiến cây chậm phát triển và chết dần theo thời gian.
– Nguồn Global Check –
Thông thường, Bướm đẻ trứng lên cây, trứng sẽ nở thành sâu. Chúng đục vào thân cây trồng, làm ngăn cản việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Một số nhánh cây nhỏ sẽ bị héo rồi chết. Các thân cây to dễ bị gãy khi gặp gió bão.
Sâu đục thân xuất hiện phổ biến ở tất các mùa, có thể trong nhiều giai đoạn phát triển của cây. Nó gây hại tới các loại cây trồng như lúa, chuối, cây ăn quả khiến năng suất cây trồng bị giảm dẫn đến mất mùa.
Đối với cây lúa, ảnh hưởng nặng nhất đến năng suất thường xuất phát từ 4 loại sâu đục thân:
+ Sâu đục thân bướm hai chấm;
+ Sâu đục thân bướm cú mèo;
+ Sâu đục thân năm vạch đầu nâu;
+ Sâu đục thân năm vạch đầu đen.
Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Nội dung chính
Thường phát triển hơn ở những vùng ôn độ thấp, không thường xuyên ngập bẹ lá. Loại sâu này thường xuất hiện vào vụ xuân nhiều hơn. Loài này gây hại nhiều hơn đối với khu vực Bắc Bộ.
Sâu đục thân bướm hai chấm – Sâu đục thân năm vạch đầu đen – Sâu đục thân bướm cú mèo
Đây là 3 loại Sâu phát triển tốt hơn trong điều kiện khí hậu ấm hoặc nóng, ẩm. Chúng sinh trưởng và phát triển từ 6 đến 7 lứa một năm. Do đó, vụ xuân muộn và vụ mùa chính vụ sẽ bị ảnh hưởng nặng hơn cả.
Chúng thường sẽ xuất hiện ở 2 Giai đoạn chính:
Giai đoạn lúa non đẻ nhánh
Giai đoạn này, khi mới xuất hiện, số lượng chúng còn ít; nhưng lại là nguồn phát sinh cho giai đoạn lúa trỗ.
Tuy nhiên, ở giai đoạn 1, lúa vẫn đang đẻ nhánh; chúng ta chưa nên áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng hoá học (Nếu chưa thực sự cần thiết). Do lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ bù cho những nhánh bị sâu đục mất.
Kết hợp với việc diệt sâu bằng phương pháp thủ công và thiên địch của nó để ngăn cản sự bùng phát.
Cách nhận biết Sâu đục thân trên cây lúa
Trong các loại sâu đục thân đã kể ở trên thì Sâu đục thân bướm Hai chấm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 95 – 98% trên cây lúa nhất là ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đặc điểm sinh thái của Sâu đục thân
+ Nhiệt độ thuận lợi cho sâu đục thân bướm phát triển nhất là 25 độ C.
+ Thời gian trung bình phát dục tầm 6 ngày và thời kỳ sâu non hay còn gọi là ấu trùng trung bình là 27 ngày và trải qua 5 ngày tuổi.
+ Thời kỳ nhộng sẽ dao động trong vòng 6 ngày.
+ Bướm vũ hóa đẻ trứng tầm 2 đến 4 ngày.
Các triệu chứng để nhận biết Sâu đục thân
Trong thời kỳ mạ hoặc lúa đẻ nhánh: Sâu đục thân qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho cây mạ bị chết khô hoặc dảnh lúa sẽ bị héo.
Còn thời kỳ sắp trổ hoặc mới: Sâu đục thân sẽ đục qua các lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng của cây khiến bông lúa lép trắng.

Các biện pháp Phòng trừ Sâu đục Thân trên lúa
Để diệt trừ sâu đục thân, bà con có thể sử dụng kết hợp các biện pháp canh tác, kỹ thuật với đúng thời điểm.
Bằng cách sử dụng phân bón NPK cân đối, kết hợp với việc đốt rơm rạ hoặc cày lật gốc rạ tại ruộng sau thu hoạch. Đó là biện pháp phòng ngừa trước sự phát sinh của sâu.
Trong giai đoạn đầu phát triển của sâu, bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công như: Bẫy lồng đèn, ngắt bỏ những dảnh lúa héo hoặc ổ trứng.
Có thể trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh khu vực ruộng lúa. Các thiên địch của sâu đục thân bao gồm các loài họ Ong bắp cày và Tò vò.
Sau khi hết giai đoạn lúa đẻ nhánh, các bạn có thể sử dụng các biện pháp hoá học để phòng trừ. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có thể dùng là các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc hoặc nội hấp như Tic Tac 250 được sản xuất & phân phối bởi Green Scorpion – Nhà phân phối tại khu vực Tây Nguyên.
Sau khi sâu đục thân được diệt trừ, bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng Phân bón lá Oxygen pha loãng với nước, ngoài việc bổ sung đinh dưỡng thiết cũng như các nguyên tố vi lượng cho cây. Nhằm giúp cây sinh trưởng, phát triển cân đối, mặt khác còn giúp cho cây trồng cứng cáp, hạn chế đổ ngã khi gặp: mưa, gió,…Ngoài ra, còn giúp cho lá Lúa dày lên, hạn chế nấm bệnh tấn công, sâu cuốn lá, đục thân,… gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây